Nguyên lý Gervais
Trong tất cả nhóm người của tổ chức thì người điều hành là người vẫn luôn nghi ngờ tổ chức nhiều nhất
Trước khi đọc bài viết này, nếu bạn chưa subscribe, hãy subcribe ngay qua nút phía dưới! Đơn giản vì hiện tại nó đang free 100%!
Các bài viết trên DCCK Research của mình (Hanz) đơn giản giống như nhật ký giao dịch. Mình note lại những thứ mình research được, những thứ mình thấy hay và suy nghĩ của mình. Vì thế, dù các bài viết có rất nhiều bias nhưng chúng sẽ không phải lời khuyên đầu tư.
Bài viết này được viết lại qua một nghiên cứu của Venkatesh Rao.
Nguyên lý này có liên quan tới một bộ phim dài tập tên The Office (2005). Anh em có thể tìm hiểu qua sơ bộ. Đại khái là một bộ phim nói về cuộc sống của các nhân viên văn phòng, phản ánh cuộc sống hàng ngày và các thái cực cảm xúc giữa các mối quan hệ trong một tổ chức.
Bộ phim có liên quan tới nguyên lý Gervais, và Gervais lại liên quan tới hệ thống phân cấp công ty mà Hugh MacLeod dựa vào (ảnh dưới):
Những kẻ bệnh hoạn/mưu mô
Hugh MacLeod được cho là tượng đài trong phong cách quản lý không chính thống, dựa trên nền tảng cho rằng các tổ chức/công ty về mặt bản chất luôn bệnh hoạn (hoặc mưu mô) - sociopath. Ông cho rằng các tổ chức lý tưởng không hoàn hảo. Vì thế, trong khi hầu hết các tài liệu nói về quản trị đều lặp đi lặp lại việc phấn đấu không ngừng tới một lý tưởng cao đẹp bằng cách hy sinh vì tổ chức thì theo trường phái của Hugh, nó lại khuyên mọi người nên sắp xếp/tham gia một cách tối thiểu để ngăn ngừa sự hỗn loạn và sau đó nên dừng lại. Đó là lí do Hugh đẻ ra bức ảnh hệ thống phân cấp phía trên.
Giới Sociopath - Những kẻ bệnh hoạn/mưu mô bao gồm những người muốn có quyền lực, thúc đẩy một tổ chức hoạt động.
Giới Clueless - Những người không biết gì, MacLeod còn gọi là ‘Organiztion Man’ là nhóm ở giữa. Khá khó hiểu mà để giải thích sau.
Losers - Không phải kiểu nerd boy, simp lỏ, mà ám chỉ những người đã có những thoả thuận tồi tệ về mặt kinh tế với tổ chức, từ bỏ nỗ lực theo chủ nghĩa tư bản để có mức lương ổn định.
Trong tất cả nhóm người của tổ chức thì người điều hành là người vẫn luôn nghi ngờ tổ chức nhiều nhất.
Một điều đặc trưng cho nhóm người này là mong muốn mãnh liệt được kiểm soát số phận của chính mình và sâu thẳm bên trong, người này không muốn nhường quyền kiểm soát đó cho Tổ chức.
Nhiều người làm quản lý cấp trung có thể trở thành những người thực sự tin tưởng vào tổ chức.
Nhưng những người có năng lực nhất lại không thích điều này.
Nhìn chung, Hugh MacLeod khá bi quan. Ông còn tạo ra lý thuyết về ‘Vòng đời MacLeod’:
Nhóm sociopath lên ý tưởng tuyển dụng, tập hợp vừa đủ Loser để vận hành tổ chức, bắt đầu cycle. Khi nó phát triển, nhóm sociopath sẽ cần nhóm clueless (tức nhóm quản lý cấp trung có nói phía trên) để kiểm soát. Khi nhóm Clueless liên tục phát triển, giá trị công ty đi lên nhưng lợi nhuận giảm đi, Sociopath và Loser sẽ mất dần trong khi Clueless thống trị. Cuối cùng, tổ chức rỗng dần và sụp đổ.
Sociopath sẽ tái chế lại những thứ có giá trị để bắt đầu một cycle mới.
Loser ở đây là những người, vì nhiều lý do, họ phải thực hiện các thoả thuận kinh tế tệ với Sociopath, từ bỏ tiềm năng tự do về kinh tế trong dài hạn để đổi lấy sự ổn định về kinh tế ngắn hạn. Nói dễ hiểu là đổi tự do lấy lương. Nhóm này tham gia sản xuất chính, tạo giá trị thực thụ nhưng không được trả công đúng theo giá trị họ tạo ra (vì tiền trả công do nhóm sociopath quyết định). Họ là những người hy vọng mình chết trước khi hết tiền. Điều tích cực ở đây là nhóm loser có 2 lối thoát: trở thành sociopath hoặc trở thành những người tham gia cống hiến ở mức tối thiểu. Loser = Vô tri. Không có lựa chọn nào khác.
Dựa trên ‘vòng đời MacLeod’ có thể chia 3 nhóm này theo thời điểm họ tham gia và rời đi trong một tổ chức:
Nhóm Sociopath tham gia và rời đi theo ý muốn, ở bất kỳ giai đoạn nào và làm bất cứ điều gì để chiến thắng. Họ đóng góp ý tưởng, vốn, sự sáng tạo trong giai đoạn đầu, lãnh đạo ở giai đoạn giữa và thờ ơ ở giai đoạn sau (nơi thường xảy ra các quyết định như sa thải, bán công ty, sáp nhập,…). Họ cũng là những người có khả năng khai thác ý tưởng mới để triển khai cũng như chấm dứt ý tưởng hoặc tập trung vào ý tưởng khác.
Nhóm Losers thích an phận. Họ là những người đi tìm kiếm hạnh phúc, tham gia/rời đi một cách thụ động trong nền kinh tế. Họ cũng không trung thành với tổ chức (tương tự Sociopath). Họ trung thành với cá nhân, sẽ thoả mãn với công việc khi có thể và cũng có thể thả trôi công việc.
Nhóm Clueless là những người không có năng lực để lưu thông trong nền kinh tế, xây dựng niềm tin trung thành lệch lạc với tổ chức, ngay cả khi có những sự kiện cho thấy công ty không trung thành với họ. Trừ khi bị ép ra bởi những thế lực mà họ không thể chống lại, họ sẽ luôn cố gắng để bám trụ càng lâu càng tốt, rất lâu sau khi cả Sociopath và Loser rời đi.
Tất cả những điều trên sẽ đưa đến một động lực được hoạt động theo ‘Nguyên lý Gervais’.
Nguyên lý Gervais
Nhóm Sociopath, vì lợi ích riêng của mình, sẽ cố tình thăng chức cho những Loser có thành tích tốt lên quản lý cấp trung, đào tạo nhưng Loser có thành tích thấp thành nhóm Sociopath khác và để những Loser có thành tích tối thiểu tự lo cho mình.
Đó là tiền đề của nguyên lý này.
Nó cũng có nét tương đồng (dù không giống) với nguyên lý Peter (mọi người đều được thăng chức lên level mà họ không có đủ năng lực).
Ngoài ra, còn có Nguyên lý Dilbert của Scott Adams cho rằng các công ty thường thăng chức một cách có hệ thống cho những nhân viên kém nhất lên quản lý để hạn chế thiệt hại mà họ có thể gây ra. Ngược lại với nguyên lý Gervais. Những nhân viên kém năng lực nhất định sẽ không được thăng chức lên quản lý cấp trung mà là quản lý cấp cao - tương tự những kẻ sociopath.
Những người có thành tích kém nhưng không được chọn sẽ bị sa thải.
Ví dụ - sự nghiệp của nhóm Clueless
Season 3 của The Office, các CEO của Dunder-Mifflin (tổ chức trong phim) quyết định sáp nhập chi nhánh Stamford và Scranton, sa thải nhiều người, bao gồm cả Michael Scott (giám đốc chi nhánh). Một người đồng cấp của Michael, cũng là giám đốc chi nhánh Stamford, được thăng chức và khứa này đã tận dụng cơ hội của mình (như một sociopath) để tham gia vào điều hành trong một công ty đối thủ, khiến Dunder-Mifflin rơi vào hỗn loạn.
Các CEO của Dunder buộc phải giải quyết hậu quả, vẫn sáp nhập nhưng để lại Michael với chi nhánh sáp nhập mới thay vì khứa kia. Các CEO ở đây nhận thấy sự vô dụng của Michael và họ có những tính toán rất rõ ràng: việc trao quyền chi nhánh mới này cho Michael cho phép họ nhận được thành công ngắn hạn và có thêm thời gian để thoát khỏi việc chịu hậu quả lâu dài.
Một nhận xét khá hay về đoạn này trong season 3:
Dù bạn có nói gì về Michael, anh ấy cũng không bao giờ làm điều tệ hơn với bạn.
Một minh chứng cho lòng trung thành tuyệt đối của Michael với công ty, nơi không trung thành với anh ta (có ý định đuổi việc ban đầu).
Việc thăng chức cho những loser có thành tích cao tại sao lại hợp lý? Bạn là một loser với một mức lương tồi tệ nhưng bạn lại đang mang lại nhiều giá trị hơn cần thiết. Điều đó khiến mức lương của bạn tồi tệ hơn so với những gì bạn đang mang lại. Trừ khi bạn nhận ra và đàm phán nhiều tiền/quyền hơn, bạn vẫn bị coi là một Loser vô tri.
Trong phim, Michael đã không được tăng lương trong 14 năm. Trong khi đó, Darryl, một Loser, chỉ làm công việc ở mức tối thiểu với nhiều nét tính cách của Sociopath lại bất ngờ khi được tăng lương, cao hơn cả Michael. Darryl đã thuyết phục Michael tăng lương cho chính nhân viên của mình để anh ta đạt được điều mình muốn.
Một Loser bị dụ vào những thoả thuận tồi tệ sẽ trở thành một Clueless. Và đó là lí do họ được thăng chức. Khi được thăng chức, họ còn giá trị hơn khi trở thành những quân cờ vô danh ở giữa, hơn là những người tham gia trực tiếp vào sản xuất ở dưới đáy.
Sự nghiệp của nhóm sociopath
Một ví dụ điển hình trong The Office phù hợp với sociopath là Ryan - một thực tập sinh.
Ryan khá hiểu bản thân, nhanh chóng học hỏi mọi thứ và chấp nhận rằng mình không có đủ năng lực làm sale. Nhưng bản thân anh ta là người thực dụng, tham vọng, táo bạo một cách thiếu nguyên tắc. Vì thế, thay vì cố trở thành best saler, anh ta chuyển sang chế độ chờ đợi-quan sát-chộp lấy cơ hội.
Sự khác biệt giữa Ryan và một Loser trung bình thể hiện trong một cảnh đầu sự nghiệp của anh. Trong một công việc sắp xếp nhà kho, Ryan đề xuất nhóm nên thành lập thành các đội để làm việc hiệu quả hơn. Trong khi Stanley, một loser chỉ làm ở mức tối thiểu lạnh lùng đáp ‘đây là công việc làm cho hết giờ thôi’. Và câu nói này áp dụng cho toàn bộ cuộc đời Stanley.
Stanley cho thấy bản thân anh ta đã thoả mãn với thoả thuận về lương với công ty. Anh ta hành động dựa trên sự kết hợp giữa bản năng sinh tồn và khả năng cống hiến sao cho chỉ ở mức vừa đủ.
Những kẻ sociopath tương lai thường là kẻ có thành tích tồi tệ, đáy xá hội. Nhóm này nhận ra rằng thoả thuận lương như loser và thoả thuận rất tồi tệ. Tuy nhiên, không giống như loser sợ rủi ro, nhóm này không lợi dụng thoả thuận tồi tệ theo kiểu tôi chỉ làm vừa đủ để pass. Hắn nhanh chóng nhận ra, thông qua các thử nghiệm và thất bại trong công ty rằng, trò chơi của Loser không đáng để làm người chơi giỏi nhất. Sau đó, hắn trở nên underperform mạnh mẽ để có năng lượng tìm một lối thoát theo hướng tăng. Hắn biết việc mình có thành tích kém không thể duy trì lâu nhưng cũng không muốn trở thành một Loser trọn đời. Hắn chấp nhận rủi ro rằng mình sẽ tìm ra cách để thăng tiến trước khi bị sa thải vì vô dụng.
Nhân vật của Ryan thể hiện điều này rất xuất sắc. Khi giám đốc của Michael là Jan bị suy sụp tinh thần, boss của cả hai, David Wallace, một người thuộc nhóm sociopath không có nhiều hy vọng về kết quả tốt đẹp. David đã lên kế hoạch phỏng vấn Michael để thế chỗ Jan. Những nhân viên biết về điều này, và những loser có tư tưởng sociopath đã hành động. Có Jim và Karren, hai người đã gọi cho David và muốn ứng cử cho cùng một vị trí. Trong khi đó, Ryan, lúc này không còn làm intern mà là lính mới, cũng ngửi thấy cơ hội. Và Ryan có việc ở chức cao hơn, Michael mất việc, Karen lên quản lý chi nhanh Utica, Jim về làm ở Scranton.
Well, như chúng ta đã biết, David chỉ coi Michael là lốp dự phòng tạm thời. Như ví dụ đầu tiên.
Sự nghiệp của một Loser
Dễ hiểu nhất.
Sau khi deal lương, một hành vi tồi tệ, cũng chưa biết mình sẽ theo hướng của nhóm Clueless hay Sociopath, nhóm này thường nghĩ cách tận dụng khoảng thời gian tồi tệ.
Điều hợp lý nhất là làm ít nhất có thể và chỉ ở mức tối thiểu. Làm nhiều hơn thì thành nhóm Clueless. Làm ít hơn thì phải có năng lượng để tính toán mưu kế như nhóm Sociopath.
Loser sẽ không cảm thấy mình là loser vì dần dần họ sẽ tìm ý nghĩa cuộc sống ở nơi khác. Như trong phim, Stanley coi trò chơi điền ô chữ là thú vui. Angela thì là cuộc sống tôn giáo. Kevin thì là idol nhạc rock của ổng. Có người thì nghiện rượu.
Sự ra đời của hệ thống phân cấp MacLeod
Những kẻ sociopath biết rõ cách duy nhất một tổ chức tồn tại là bổ sung Loser tài giỏi và phế vật ở dưới, đi kèm tạo lớp đệm bao gồm những kẻ Clueless ở giữa để giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Nếu không có lớp đệm này, công ty sẽ nổ tung thay vì tạo ra năng lượng ổn định.
Nếu không có đủ người làm loser tài giỏi thì doanh nghiệp cũng không tồn tại được lâu. Những loser có hiệu suất trung bình sẽ tạo ra lợi nhuận giảm dần, không bền vững. Vì thế, cần có những loser mang tư tưởng sociopath và nhóm clueless để đưa họ lên các bậc cao hơn (một cách chậm chạp). Những kẻ sociopath cần được giải phóng càng nhièu càng tốt để liên tục điều hành doanh nghiệp (dù họ có cần hoặc không cần chức danh).
Vì thế, trong ví dụ ở trên, Ryan đã phóng thẳng lên vị trí cao nhất, nơi anh ta có thể làm những thứ anh ta mong đợi - điều hướng công ty xây dựng kênh bán hàng online. Nó có rủi ro và có thể thất bại. Và đương nhiên, Ryan cũng chưa có đủ kinh nghiệm với tư cách là người trong nhóm sociopath. Anh ta đã làm giả sổ sách và đã bị phát hiện. Một sociopath có kinh nghiệm khác chính là David Wallace đã thấy sự thất bại xảy ra và thăng chức cho Michael (lốp dự phòng) để tiếp quản sự hỗn loạn này. Michael luôn tin tổ chức và rất hài lòng khi có chức danh mới nhưng không có giá trị gì. Sau cùng, Michael phải chịu trách nhiệm cho thất bại. David rời đi thoải mái. Hợp pháp và vô cùng hiệu quả.
Tổ chức giống như một nhà tù tâm linh
Khái niệm này lấy cảm hứng từ cuốn Images of Organization của Gareth Morgan – cụ thể là ẩn dụ về tổ chức như một nhà tù tâm lý, dựa trên hình ảnh hang động của Plato. Nó phân chia con người thành những ai hiểu rõ cách thế giới vận hành (Sociopaths và một số Losers tỉnh táo), và những người không hiểu (Clueless và các Losers chăm chỉ).
Trong phim The Office, nhân vật Michael Scott là đại diện tiêu biểu cho nhóm Clueless. Ricky Gervais (tạo hình nhân vật David Brent) đã sáng tạo ra một chân dung đầy chiều sâu về nhóm người này: họ không ngu ngốc, mà là những người sống trong ảo tưởng tự tạo, không nhận ra rằng “quyền lực” mà họ có chỉ là hư cấu. Họ sống trong một thế giới kịch tính giả tạo do chính mình dựng lên và buộc mọi người xung quanh phải cùng tham gia vở kịch đó.
Michael không hoàn toàn là nạn nhân – anh ta biết (dù mơ hồ) rằng cuộc sống mình rỗng tuếch và bất lực, nhưng thay vì đối diện, anh nỗ lực giữ gìn những ảo ảnh thành công bằng cách bám víu vào mọi dấu hiệu nhỏ nhất của sự công nhận. Khi một nhân vật như Jim (Sociopath tương lai) hành động vượt qua hệ thống, Michael hoảng loạn nhưng ngay lập tức “viết lại kịch bản” để vẫn giữ hình ảnh mình là trung tâm.
Cuối cùng, Michael là hình mẫu điển hình cho một “Clueless có tiềm năng thăng tiến” – người sống trong ảo tưởng, nhưng đủ khéo léo và bán tỉnh táo để duy trì kịch bản đó cùng sự hỗ trợ của những người xung quanh.
I am loser, hãy cứu tui
Cái này hay nè, bro nào thấy đúng kiểu mấy công ty mình từng làm không?