Chiến tranh thương mại 2.0? Trump kéo cả châu Á vào cuộc
Tổng hợp và tóm gọn các phân tích có tính xác thực cao về sự kiện đêm qua - Liberation Day
Trước khi đọc bài viết này, nếu bạn chưa subscribe, hãy subcribe ngay qua nút phía dưới! Đơn giản vì hiện tại nó đang free 100%!
Các bài viết trên DCCK Research của mình (Hanz) đơn giản giống như nhật ký giao dịch. Mình note lại những thứ mình research được, những thứ mình thấy hay và suy nghĩ của mình. Vì thế, dù các bài viết có rất nhiều bias nhưng chúng sẽ không phải lời khuyên đầu tư.
Chúng ta có tin tức về việc Trump áp dụng ‘Thuế quan đối ứng’ (hoặc thuế quan có đi có lại) lên một loạt các quốc gia. Đây là một news vĩ mô khá quan trọng. Tới mức mà VNINDEX hôm nay giảm về gần mốc bắt đầu năm mới.
Mình là một khứa không biết gì về vĩ mô nên không đánh giá được cụ thể. Trên X của Đông Lào thì 80-90% là nội dung không có insight. Khá may, bên CT Tây có một vài báo cáo chất lượng về sự kiện này. Mình sẽ note lại ở đây.
Đợt tăng thuế quan mạnh nhất kể từ 1930
Trump áp mức thuế nền tối thiểu là 10% cho tất cả các quốc gia và mức thuế quan đối ứng bổ sung lên tới 49% cho 60 quốc gia.
Châu Á bị đấm mạnh hơn các châu lục khác. Việt Nam, Thái, Trung Quốc, Đài Loan, Indo, Ấn Độ là các nước nhận mức thuế đối ứng lớn nhất.
Khả năng cao nhất là các loại tiền tệ yếu tại châu Á sẽ yếu đi từ đây, đặc biệt là các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và các nước bị Trump đấm mạnh như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Hàn Quốc.
Mọi thứ vẫn chưa rõ ràng vì ngày thuế quan đối ứng có hiệu lực là 09/04. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng các quốc gia bị đánh thuế mạnh sẽ lên bàn đàm phán với Trump trước khi mọi thứ trở thành sự thật.
Bảng thống kê tỷ lệ áp thuế của chính quyền Trump và giá trị nhập khẩu ở các ngành thương mại quan trọng tại Mỹ trong 2024. Có thể thấy Việt Nam, Cambodia và Sri Lanka bị đấm khá mạnh.
Insight về thuế quan từ DB
Trọng tâm chính trong vài ngày tới là Trung Quốc. Thứ tệ nhất của news đêm qua là mức thuế quan hơn 50% dành cho Trung Quốc và nền kinh tế kết nối chính là Việt Nam - tác động thẳng lên 600B$ hàng hóa sản xuất sang Hoa Kỳ. Câu hỏi hiện tại là Trung Quốc sẽ sẵn sàng lao vào đàm phán thương mại (hạ mức thuế quan xuống 20% "fentanyl" để có thể mở ra một vài cơ hội) và/hoặc họ sẽ hấp thụ cú sốc tiêu cực này thông qua kích thích nhu cầu trong nước?
Thuế quan được áp càng cộng thì tác động lên Mỹ càng theo hướng tiêu cực (chuyển hướng thương mại và tăng lạm phát). Kéo theo đó là tài sản rủi ro gặp nguy hiểm, tăng xác suất suy thoái và đặc biệt là ảnh hưởng xấu cho đồng USD.
Hiện tại, khi news đã tung ra thì điều quan trọng không phải là thuế quan thông báo như nào mà là những gì sắp tới sẽ xảy ra:
Trump có chuyển hướng tập trung từ thuế quan sang dự luật ngân sách cho Hoa Kỳ không? Nếu Trump tập trung xây dựng chính sách tài khoá theo hướng thoải mái cho Mỹ thì ngay cả khi thuế quan ở mức cao, thị trường sẽ ổn định hơn.
Các quốc gia bị đánh thuế sẽ trả lời ra sao? Nếu các nước phản ứng bằng cách trả đũa thông qua thuế quan thì tình hình sẽ tệ hơn. Trường hợp tích cực là các quốc gia tung ra gói hỗ trợ tài chính, kích thích kinh tế để hấp thụ.
Sau sự kiện này, nếu tin tức về chính sách tài chính của Mỹ càng mở rộng thì càng tốt cho đồng USD (không tốt cho giá tài sản). Càng có nhiều thông báo về các gói kích thích tài chính từ các quốc gia ngoài Mỹ thì càng tiêu cực cho USD. Kẻ chiến thắng cho khả năng tăng giá tốt nhất hiện tại là EUR/USD.
Đánh giá cá nhân
Tệ. Mọi thứ xấu theo góc nhìn về sentiment. Không có sự rõ ràng, chắc chắn trên thị trường. Khi không chắc chắn, người ta thường rút tiền ra.
Vẫn cần chú ý động thái từ các quốc gia bị đánh thuế mạnh xem họ có trả đũa thuế quan Mỹ không. Có lẽ từ giờ tới 09/04 chúng ta sẽ biết.
Tỷ lệ suy thoái vẫn thấp. Mình không nghĩ sẽ có suy thoái.
Tài sản rủi ro chưa thể đảo chiều ngay.
Không có lí do để mua altcoin ở đây. Định giá rẻ? Chưa đủ. Tất cả sợ hãi? Chưa đủ.
Chop market vẫn tiếp diễn. Ưu tiên giữ mạng hơn xnxx hay lấy lại những gì đã mất.
NICE
lmeow